TÁC ĐỘNG CỦA HIV VÀ ARV ĐỐI VỚI XƯƠNG

1. Tổng quan về xương

 

Xương là một tế bào sinh học. Trong suốt cuộc đời, các tế bào xương mới liên tục được tạo ra và thay thế cho các tế bào xương cũ. Tuy nhiên, nếu các tế bào xương mới được tạo ra ít hơn so với các tế bào xương mất đi, xương của bạn sẽ kém đặc và ít cứng cáp hơn. Khi đó, có thể bạn sẽ không có biểu hiện gì. Nhưng một tai nạn như té ngã, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

 

Quá trình tạo ra xương mới chậm lại khi bạn già đi. Đó là vì sao người già thường có vấn đề xương khớp. Phụ nữ sau thời kì mãn kinh cũng sẽ bắt đầu gặp các vấn đề về xương. Điều này được gây ra bởi mất cân bằng nội tiết tố (chẳng hạn như quá ít estrogen, quá ít testosterone hoặc quá nhiều thyroxine) làm tăng nguy cơ loãng xương

 

2. Các vấn đề về xương ở người nhiễm HIV

 

Theo như các báo cáo, người bị HIV có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người bình thường. Có nhiều lời giải thích được đưa ra cho vấn đề này.

 

Lối sống không lành mạnh:  nhiều người nhiễm HIV hút thuốc, uống rượu, không tập thể dục đầy đủ hoặc các yêu tố khác. Đây là nguyên nhân chính gây loãng xương.

 

Viêm mãn tính: Mặc dù người HIV điều trị dưới ngưỡng thì vẫn còn một lượng nhỏ virus trong cơ thể. Khi đó , cơ thể vẫn tạo ra phản ứng miễn dịch kéo dài. Điều này được gọi là tình trạng viêm mãn tính và có thể ảnh hưởng đến xương.

 

Thuốc ARV: Có nhiều tranh cãi về vấn đề này. Nhưng một vài nghiên cứu cho thấy rằng Efavirenz và Tenofovir DF có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa vitamin D. Gián tiếp ảnh hưởng đến xương. Ngoài ra, chúng cũng có trực tiếp lên xương. Đó là sự tác động của thuốc lên hủy cốt bào và nguyên bào xương.

 

3. Triệu chứng và chẩn đoán

 

Các vấn đề về xương thường không gây bất kỳ triệu chứng nào. Nó thường chỉ được quan tâm khi xương bị gãy sau một cũ ngã. Tuy nhiên, khi xương bạn bị loãng, chúng sẽ gây râ những vết nứt ở đốt sống. Điều này gấy đau lưng, giảm chiều cao và tạo ra tư thế khóm về phía trước.

 

Việc kiểm tra mật độ khoáng xương thường được thục hiện bằng máy sử dụng tia X ở mức độ thấp.  Đây là bài kiểm tra không đau và bạn sẽ được năm trên một chiếc đệm. Máy sẽ quét qua cơ thể bạn Các vùng được kiểm tra nhiều nhất là xương hông và cột sống.

 

4. Điều trị

 

Thay đổi lối sống: Tập thể dụng, ngưng hút thuốc, sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D và Canxi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng xương của bạn. Sinh hoạt ngoài trời để giúp cơ thể tiếp xúc với anh nắng cũng là cách bổ sung vitamin D hiệu quả.

 

Điều trị bằng thuốc loãng xương: Các thuốc này được gọi là Bisphosphanates. Chúng gồm có axit alendronic ( Fosamax ), uống hằng ngày hoặc hằng tuần. Hoặc axit zoledronic ( Aclasta), truyền tĩnh mạch mỗi năm một lần.

 

Thay đổi thuốc ARV: Nếu bạn đang dùng TLE , bạn có thể chuyển sang dùng TLD  tránh ảnh hưởng của Efavirenz.

 

Tài liệu tham khảo:

Bone problems and HIV | aidsmap

Bone disease in HIV infection – PMC (nih.gov)