HIV: K=K VÀ NHỮNG LẦM TƯỞNG

 

Đối với người nhiễm HIV, có lẽ K=K là mục tiêu mà ai cũng muốn đạt được. K = K là viết tắt của Không phát hiện = Không lây truyền. Cụ thể là nếu bạn bị HIV và có tải lượng virus nhỏ hơn 200 cp/ml máu, thì bạn sẽ không lây nhiễm cho người khác qua quan hệ tình dục.

 

Chiến dịch K=K lần đầu được biết đến vào năm 2016. Đến năm 2021, đã có hơn 1000 tổ chức ở 100 quốc gia đã tham gia, bao gồm cả các tổ chức khoa học và y tế hàng đầu như Hiệp hội AIDS Quốc tế (IAS), UNAIDS, Hiệp hội HIV của Anh (BHIVA ) và CDC Hoa Kỳ.

 

Tuy nhiên, làm sao có thể chứng minh được tính hiệu quả của K=K ? Nó đã xuất hiên như thế nào ? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

 

1. Bằng chứng về K=K

 

Vào năm 1998, những bằng chứng đầu tiên chứng minh sự liên quan giữa tải lượng virus và tỷ lệ lây truyền đã được phát hiện. Tiến sĩ Karen Beckerman đã báo cáo về tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con của một nhóm phụ nữ sở San Francisco có điều trị HIV theo phác đồ 3 thuốc lúc đó. Với người nhiễm HIV, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con ước tính khoảng 25-30%. Nhưng, khi được điều trị, tỷ lệ lây nhiễm ghi nhận được gần như bằng 0.

 

Kể từ đó, người ta bắt đầu quan tâm hơn về tác động của việc điều trị với sự lây truyền của HIV. Hàng loạt nghiên cứu liên quan về sự lây truyền qua đường dục, bao gồm cả quan hệ đồng giới và khác giới được bắt đầu. Tất cả đều cho thấy tỷ lệ lây nhiễm cực kỳ thấp, tỷ lệ lý thuyết là 1/100.000, tỷ lệ thực tế là 0.

 

Một trong những nghiên cứu về lây truyền qua đường tình dục gần đây là PARNER 2. Với khoảng 783 cặp đôi nam/ nam, trong đó, có một người bị HIV và đã điều trị K=K. Trong thời gian nghiên cứu, họ đã quan hệ không an toàn với nhau khoảng 76.991 lần. Kết quả là có 15 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, 3/4 trong số họ đã thừa nhận có quan hệ với một người bạn tình khác. Và tất cả các ca lây nhiễm đều mang virus có kiểu gen khác với bạn tình ban đầu. Thậm chí, 6 người trong số họ còn thuộc phân nhóm HIV hoàn toàn khác.

 

Cùng với nhiều nghiên cứu khác, có thể thấy rằng K=K hoàn toàn có thể áp dụng thực tế chứ không phải lý thuyết. Sau đây, chúng ta sẽ đi đến vài ngộ nhận về K=K.

 

2. Lầm tưởng 

 

K=K chỉ loại bỏ sự lây truyền qua đường tình dục, chứ không phải tất cả con đường khác. Tuy nhiên, nồng độ thuốc và tải lượng virus thấp, cũng đã giảm nguy cơ lây truyền theo các cách khác đến mức tối thiểu. Truyền máu và cho con bú là hai cách lây truyền HIV từ người K=K đã được ghi nhân.

 

K=K có một từ là “Không phát hiện”. Ở đây, nó có nghĩa chính xác là tải lượng virus không phát hiện được. Mặc dù ngưỡng 200 cp/ml vẫn có thể đo đạc bằng máy ( ngưỡng của máy là 20 cp/ml ). Nhưng t ở mức này đã đủ không thể lây nhiễm rồi. Bạn không cần bắt bẻ từ  “Không phát hiện” làm gì.

 

Một điều nữa, “Không phát hiện” không có nghĩa là mọi người sẽ không thể biết bạn bị HIV. HIV từ khi xâm nhập cơ thể, các kháng thể chống lại nó đã được tạo ra và chúng tồn tại mãi mãi. Xét nghiệm Ab/Ag, Ab, xét nghiệm nhanh đều chỉ tìm kháng thể, chứ không phải bản thân virus. Nên kết quả sẽ luôn dương tính.

 

Tài liệu tham khảo :

The evidence for U=U (Undetectable = Untransmittable): why negligible risk is zero risk | HTB | HIV i-Base

The PARTNER 2 Study and Undetectable = Untransmittable (U=U) (prn.org)