Hình ảnh những người nhiễm HIV với tay chân gầy gò , cơ thể lỡ loét có thể bắt gặp nhiều trong các bộ phim tài liệu. Điều đó khiến nhiều người cho rằng ai bị HIV cũng giống thế và cũng tạo lện sự lo sợ về nhiễm HIV. Điều này đúng ở những năm 80, khi HIV lần đầu được phát hiện và không có thuốc điều trị. Tuy nhiên, từ khi ARV ra đời, HIV không bao giờ bào mòn cơ thể đến mức đó nữa. Vậy người bị HIV ngày nay thế nào, họ sẽ mập hay ốm? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
1. Sụt cân ở người nhiễm HIV chưa điều trị
Khi bạn nhiễm HIV, cơ thể bạn sẽ tạo ra kháng thể để chống lại virus. Tuy nhiên, điều này cần tiêu hao năng lượng. Năng lượng đó được chuyển hóa từ mỡ bên trong cơ thể. Nhưng ở giai đoạn đầu, nguồn năng lượng tiêu hao này có thể bù đắp thông qua việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Cho nên, việc sụt cân hầu như không xảy ra.
Tuy nhiên, khi ở giai đoạn cuối, khi hệ miễn dich suy giảm. Cơ thể phải chống trọi với các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm, virus … và phải chịu các tổn thương như viêm phổi lao. Điều này khiên cơ thể mất nhiều năng lượng hơn và cũng khó hấp thụ dinh dưỡng. Cho nên họ thường có hiện tượng sụt cân ở giai đoạn này.
Ngày nay, nhờ có ARV, những người nhiễm HIV gần như sẽ không bao giờ tiến triển đến giai đoạn AIDS. Tuy nhiên, ARV có thể ảnh hưởng một phần đến cân nặng của họ.
2. Tác động của ARV với cân nặng trong quá khứ
Hầu hết hững người nhiễm HIV thường sẽ tăng cân sau khi điều trị ARV. Điều này có thể do ARV hỗ trợ tiêu diệt virus. Cơ thể không còn mất quá nhiều năng lượng cho việc này. Ngoài ra, các tổn thương được chữa lành. Cơ thể có thể hấp thụ lại chất dinh dưỡng.
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng những người bắt đầu điều trị với số lượng CD4 thấp, tải lượng virus cao sẽ có tốc độ tăng cân ban đầu nhanh hơn. Sự hồi phục CD4 thường kèm theo sự gia tăng cân nặng. Ngoài ra, xét về giới tính, nữ có xu hướng tăng cân cao hơn nam. Tuy nhiên, điều này không phải là ảnh hưởng trực tiếp của ARV. Nó đơn giản là sự hồi phục sức khỏe. Tương tự như việc bạn hồi phục sau một căn bệnh, hay vết thương nào đó vậy.
Trong quá khứ, đã có một thời gian những người nhiễm HIV sợ hãi về tình trạng cơ thể của mình. Đó là chứng loạn dưỡng mỡ. Một các dễ hiểu, Mỡ ở tay chân sẽ bị giảm và tăng mỡ ở vùng bụng. Mỡ ở các chi giảm có liên quan đến điều trị bằng thuốc ức chế men sao chép ngược nucleoside (NRTI) gồm stavudine và zidovudine. Tăng mỡ ở bụng có liên quan đến việc điều trị bằng thuốc thuộc nhóm ức chế protease, đặc biệt là indinavir, nelfinavir hoặc ritonavir. Ngày nay, hiếm ai sử dùng các thuốc này. Hầu hết các ARV hiện đại không ảnh hưởng đến lượng mỡ của cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có một vài ngoại lệ.
3. Tác động của ARV hiện đại với cân nặng
Việc tăng cân có thể liên quan đến việc sử dụng dolutegravir. Những người nhiễm HIV chưa từng điều trị và bắt đầu với phác đồ bao gồm dolutegravir (DTG) và tenofovir alafenamide (TAF) cho thấy sự tăng cân lớn nhất. Nhóm người có xu hướng tăng cân vượt quá mức bình thường khi sử dụng phác đồ trên là phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người da đen. Hiện tại ở VN, phác đồ TLD có bao gồm Dolutegravir nhưng kết hợp với Tenofovir disoproxil fumarate thay cho TAF. Cho nên vấn đề tăng cân quá mức hiếm khi xảy ra.
Các loại ARV liên quan ức chế việc tăng cân sau điều trị bao gồm Tenofovir disoproxil fumarate. Cả 2 chất này đều có trong phác đồ TLE của VN. Nếu bạn cảm thấy cân nặng của mình không được cải thiện sau khi điều trị, bạn có thể đổi sang phác đồ TLD.
Nhiều người cho rằng việc tăng cân tỷ lệ thuận với sức khỏe. Điều này đúng, tăng cân sau điều trị là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, tăng cân không kiểm soát thì lại khác. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, suy thận… Ngoài ra, với phụ nữ đang mang thai, tăng cân quá mức có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Tài liệu tham khảo :