PHÒNG NGỪA HIV: PEP VÀ PREP

1. Các biện pháp phòng ngừa HIV

 

Mặc dù HIV là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của nó lại khá hy hữu. Nhưng, điều khiến chúng trở nên nguy hiễm là sự thầm lặng. Hầu hết những người nhiễm HIV đều không biết tình trạng của mình. Điều đó khiến họ tình cờ lây nhiễm HIV cho người khác.

 

Để phòng tránh HIV, nguyên tác chung là không để virus vào cơ thể. Sử dụng chung kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn với người lạ là hai hành vi chính lây nhiễm HIV. Bài viết này chúng ta sẽ tập chung vào chủ đề tình dục. Lựa chọn bạn tình không nhiễm HIV là điều đơn giản nhất. Cùng nhau xét nghiệm HIV và các bệnh STD trước khi quan hệ sẽ giúp hai bạn có trải nghiệm tuyệt vời về cả thể xác và tinh thần. Tuy nhiên, lời đề nghị này không phải ai cũng chấp nhận

 

Vì vậy, bao cao  su là một phương pháp phổ biến hơn và hiêu quả không kém. Sủ dụng bao cao gần như loại bỏ tuyệt đối nguy cơ HIV và hạn chế các bệnh tình dục khác. Nhưng, thỉnh thoảng sẽ có trường hợp rách bao. Nhưng nếu diều này xảy ra cũng không sao. Chỉ cần trng 72 giờ đầu tiên bạn sử dụng PEP là được.

 

Mặc dù bao cao su rất hiệu quả, nhưng nó làm nhiều người cảm thấy không thoải mái. Lý do vì nó làm họ mất đi cảm giác chân thực của việc quan hệ. Nếu vậy, PrEP có thể giúp bạn. Nêu bạn sử dụng nó trước khi có nguy cơ nhiễm HIV, thì nó sẽ bảo vệ cơ thể bạn. Tương tự như một loại vaccine tạm thời, Virus có vào cơ thể bạn thì cũng sẽ bị loại bỏ.

 

2. PEP là gì ? PrEP là gì ?

 

Phần trên chúng ta đã đề cập đến tên 2 loại thuốc này. Có phải bạn cảm thấy công dụng của chúng thật tuyệt vời, đúng không ? Vậy cùng tìm hiểu về chúng nhé

 

PrEP và PEP là hai là tên của 2 loại thuốc ngăn ngừa HIV trước và sau khi phời nhiễm. Cả hai đều có thành phần là các thuốc kháng virus nhưng chúng hoạt động theo 2 cách khác nhau :

 

PrEP là viết tắt của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm. PEP là viết tắt của Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Bạn bắt đầu dùng thuốc trước khi bạn thực hiện những hành vi có thể bị phơi nhiễm HIV Bạn bắt đầu dùng thuốc sau một nguy cơ duy nhất có thể khiến bạn bị nhiễm HIV.
PrEP được thiết kế để sử dụng một cách có kế hoạch, liên tục. PEP được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.
Hầu hết mọi người dùng PrEP mỗi ngày một lần. Một số người có thể sử dụng liều lượng dựa trên tình huống “PrEP tình huống”, nghĩa là dùng thuốc trước khi quan hệ tình dục và sau đó trong hai ngày. PEP là một liệu trình dùng thuốc kéo dài bốn tuần, uống mỗi ngày một lần trong thời gian đó. Tốt nhất là bắt đầu PEP trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi phơi nhiễm với HIV, nhưng tuyệt đối không được quá 72 giờ.
Có hai loại thuốc trong PrEP và chúng thường được kết hợp trong một viên duy nhất. Có ba loại thuốc trong PEP, hai loại trong số đó  thường được dùng trong PrEP, cộng với loại thứ ba. Loại thuốc thứ ba hoạt động theo cách khác với hai loại thuốc đầu tiên (nó thuộc nhóm thuốc khác). Ba loại thuốc này thường được cung cấp dưới dạng hai viên, phổ biến ở Việt Nam là loại một viên theo phác đồ TLD

 

Nếu hiện tại bạn đang dùng PEP và bạn nghĩ rằng bạn sẽ tiếp tục hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV trong thời gian tới, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về việc chuyển sang PrEP sau khi kết thúc liệu trình PEP.

 

Nếu bạn đã từng dùng đến PEP trong quá khứ, đặc biệt là nếu bạn đã cần đến nó nhiều lần, bạn nên suy nghĩ về việc đổi sang dùng PrEP, đó  có thể là một lựa chọn tốt cho bạn trong tương lai.

 

Mặc dù có khả năng bảo vệ tốt, những vẫn có trường hợp nhiễm HIV dù họ có dử dụng PEP và PrEP. Bạn có thể tham khảo các trường hợp đó qua 2 bài viết sau:

Tài liệu tham khảo: What’s the difference between PrEP and PEP for HIV prevention? | aidsmap