GIANG MAI LÂY TRUYỀN VÀ PHÒNG NGỪA

1. Lây truyền

 

Lây truyền qua đường tình dục: Hình thức lây truyền này chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu ( nguyên phát và thứ phát). Lúc này, giang mai tạo những vết sang và phát ban trên cơ thể người bệnh, nhưng vị trí này có sự hiện diện của vi khuẩn. Tuy nhiên, không phải bất cứ vùng nào chạm vào vi khuẩn cũng có thẻ gây lây nhiễm.

 

Vi khuẩn sẽ xâm nhập thông qua các vết xước vi mô trên da và niêm mạc trong quá trình quan hệ. Giang mai không lây truyền qua các vật trung gian như bệ ngồi trong nhà vệ sinh, tay nắm cửa, bể bơi, bồn tắm nước nóng, bồn tắm, quần áo dùng chung hoặc dụng cụ ăn uống.

 

Lây truyền qua đường máu chủ yếu từ mẹ sang con. Vi khuẩn trong máu người mẹ sẽ lây truyền cho nhau thai. Một cách khác, thai nhi có thể bị lây truyền khi sinh do tiếp xúc với tổn thương giang mai ở âm đạo người mẹ. Ngoài ra, truyền máu của người nhiễm bệnh cho người khác cũng có thể gây lây truyền, tuy nhiên, nhờ khâu xét nghiêm sàng lọc hiện đại trước khi truyền máu, rùi ro này gần như bằng không. Sử dụng chung kim tiêm khi tiêm chích ma túy có thể lây truyền nhưng hiếm khi những trường hợp như vậy được ghi nhận.

 

2. Phòng ngừa

 

  • Sử dụng bao cao su: Đây luôn là một cách hiệu quả để phòng ngừa tất cả các bệnh STD. Tuy nhiên với giang mai, vi khuẩn vẫn có thể lan qua tiếp xúc da và vị trí săng, vết ban nên bao cao su không thể bảo vệ bạn tuyệt đối.
  • Hạn chế số lượng bạn tình: Với số lượng bạn tình ít, bạn có thể hạn chế nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây. Tốt nhất bạn nên đưa bạn tình của bạn và bạn đi xét nghiệm tổng quát các bệnh tình dục trước khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng DoxyPEP sau quan hệ có thể giảm 80% nguy cơ lây nhiễm