Do giang mai là bệnh nhiễm trùng toàn thân nên không có triệu chứng đặc hiệu. Vì vậy, xét nghiệm là cách duy nhất để xác định bệnh giang mai.
Xét nghiệm Wasserman là xét nghiệm giang mai đầu tiên ra đời vào hơn 100 năm trước. Ngày nay, xét nghiệm này không còn được sự dùng vì hiệu quả mang lại kém. Một xét nghiệm giang mai khác là sử dụng kính hiển vi trường tối để qua xác các chuyển động xoắn ốc riêng biết của vi khuẩn giang mai. Tuy nhiên, kính hiển vi trường tối không phổ biến và thường chỉ dùng cho mục đích khoa học.
Ngày nay, giang mai được xác định dựa trên các xét nghiệm huyết thanh của người bệnh. Hai xét nghiệm huyết thanh thường dùng là:
- Xét nghiệm kháng thể không đặc hiệu: VDRL, RPR
- Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu: FTA-ABS, TPPA, TPHA
1. Xét nghiệm kháng thể không đặc hiệu
Xét nghiệm này đo lường các kháng thể chống lại các kháng nguyên lipoidal, chẳng hạn như cardiolipin và lecithin, không đặc hiệu với xoắn khuẩn giang mai. Xét nghiệm này có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thời gian cửa sổ khá dài, chi dương tính khi bệnh giang mai đã phát triển săng hoàn chỉnh. Một nhược điểm khác là kết quả dương tính giả của xét nghiệm này khá phổ biến. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm mang thai, các bệnh tự miễn, HIV, HCV, các bệnh nhiễm trùng do treponemal khác và tiêm chủng. Thời gian cửa sổ của xét nghiệm này là 2 tháng
Đối với người đang điều trị, xét nghiệm định lượng RPR sẽ giúp theo dõi kết quả điều trị. Trong một số trường hợp, xét nghiệm này có thể trở về âm tính sau điều trị hoặc đã nhiễm giang mai quá lâu.
2. Xét nghiệm kháng thể đặc hiệu
Xét nghiệm này cho phép phát hiện các kháng thể chống lại chính vi khuẩn giang mai. Chúng thường được thực hiện hiện sau khi bạn có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng thể không đặc hiệu. Nhược điểm của xét nghiệm này là chi phí cao, thực hiện phức tạp và không dùng để theo dõi sau điều trị. Ưu điểm của nó là thời gian cửa sổ ngắn, có thể phát hiện giang mai sớm. Xét nghiệm này thường dương tính suốt đời bất kể bạn có điều trị hay không. Thời gian cửa sổ của xét nghiệm này là 45 ngày.
Ngày nay, các xét nghiệm nhanh ( que test) rất phổ biến. Các xét nghiệm nhanh giang mai phản ứng với kháng thể đặc hiệu của xoắn khuẩn giang mai. Thời gian cửa sổ của loại xét nghiệm này là 3 tháng.
3. Đọc kết quả xét nghiệm giang mai
Hầu hết các bệnh viện ở VN sẽ thực hiện xét nghiệm RPR và TPPA hoặc TPHA cho bệnh nhân. Sẽ có nhiều trường hợp xảy ra khi bạn nhận kết quả. Và đây là cách diễn giải :
1. RPR (+) , TPHA (+): Kết quả này cho thấy chắc chắn bạn đang nhiễm giang mai và cần điều trị
2. RPR (-) , TPHA (-): Kết quả này cho thấy bạn không nhiễm giang mai và nên quên nó đi
3. RPR (+), TPHA (-) : Kết quả này cho thấy khả năng cao RPR dương tính giả. Điều này là bình thường, RPR dễ bị tác động bới yếu tố bên ngoài. Không có âm tính giả ở TPHA, trừ khi nó đến từ sai sót cực kỳ hy hữu như lấy nhầm mẫu, máy xét nghiệm hỏng…
4. RPR (-), TPHA (+): Đây là trường hợp phức tạp nhất, các khả năng xảy ra là :
- TPHA dương tính giả, điều này có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm lại sau một thời gian ngắn.
- Bạn đã nhiễm giang mai từ lâu, và RPR đã quay về âm tính. Hoặc bạn đã nhiễm và từng điều trị. Để xác nhận, bác sĩ sẽ hỏi bạn đã từng điều trị giang mai trước đây chưa.
- RPR âm tính giả. Điều này do hiệu ứng prozone. Nó thường xảy ra ở người nhiễm HIV và ở giai đoạn giang mai thứ phát. Nếu bác sĩ nhận thấy bạn có nhiều triệu chứng giang mai, có thể họ sẽ tiến hành pha loãng huyết thanh trong mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm lại. Đồng thời, họ có thể đề nghị bạn xét nghiệm HIV.