VẮC XIN HIV: CHÚNG TA THẬT SỰ ĐANG Ở ĐÂU ?

” Chúng ta đang ở đâu trong hành trình tìm kiếm vắc xin HIV ?”. Câu hỏi này được đặt ra sau thất bại của Nghiên cứu Vắc xin HIV quy mô lớn Mosaico. Đây có thể là nghiên cứu quy mô lớn cuối cùng liên quan đến vắc xin HIV. ” Chúng tôi đã nhận được câu trả lời, nhưng đó không phải là câu trả lời chúng tôi mong muốn”, bình luận của ông  Lawrence Corey, MD, thuộc Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle.

1. MOSAICO

Nghiên cứu Mosaico được bắt đầu từ năm 2019, với sự tham gia của hơn 3900 tình nguyện viên từ các khu vực ở Bắc, Nam Mỹ và Châu Âu. Những người tham gia sẽ được chia thành 2 nhóm. Một nữa những người tham gia cuộc nghiên cứu sẽ được tiêm 4 liều vắc xin có tên Ad26.Mos4.HIV trong vòng 1 năm. Loại Vắc xin này sử dụng vectơ adenovirus 26, cùng loại được sử dụng cho vắc xin J&J COVID-19. Ở 2 liều vắc xin thứ 3 và 4, người tham gia sẽ được cung cấp thêm một hỗn hợp các protein gp140 từ các chủng khác nhau. Những người còn lại của cuộc nghiên cứu sẽ được tiêm giả dược ( Chỉ là một loại thuốc trung tính vô hại, không có tác dụng gì cả ).

Vào tháng 1, nghiên cứu chính thức bị ngưng lại ở giai đoạn III do không cho thấy hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm. ÔNG Susan Buchbinder, MD, thuộc Đại học California San Francisco và Sở Y tế Công cộng San Francisco, đã báo cáo rằng mặc dù vắc xin an toàn và được dung nạp tốt nhưng tỷ lệ mắc HIV vẫn hoàn toàn không thay đổi. Ở cả 2 nhóm, tỷ lệ nhiễm bệnh là 4,1%.

2. Tương lai của Vắc xin HIV

Các cuộc thử nghiệm hiện tại chủ yếu dựa trên các kiểu vắc xin truyền thống. Đối với HIV, chúng ta cần phải tiếp cận theo cách ” phức tạp hơn” và có lẽ ” mất nhiều thời gian hơn”.

Các loại vắc xin truyền thống thường giúp cơ thể tạo ra kháng thể đê chống lại virus, nhưng phạm vi nhắm mục tiêu của của chúng hẹp. HIV là virus có khả năng đột biến mạnh, điều đó khiến kháng thể không theo kịp sự đột biến của virus.

Tuy nhiên, khoa học đã phát hiện ra rằng, các Epitop dưới vỏ virus lại rất ít thay đổi sau các lần đột biến. Điều này gợi ý rằng có thể sử dụng các Epitop này làm mục tiêu cho Vắc xin. Kháng thể trung hòa rộng rãi (bnAbs ) đã được tìm thấy ở một số cá nhân nhiễm HIV nhắm vào các Epitop này.

Các nghiên cứu sắp tới sẽ tập trung vào việc giúp cơ thể sản xuất kháng thể bnAbs. Hiện tại, VRC01 là loại kháng thể thuộc nhóm bnAbs đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, thật không là hơn 70% chủng HIV  đã kháng VRC01. Điều này cho thấy chúng ta cần phát triển một hỗn hợp bnAbs phức tạp hơn.

Theo ông Corey, mặc dù việc phát triển Vắc xin HIV là rất khó, nhưng vẫn cần thiết vì chúng ta chưa bao giờ kiểm soát một bệnh truyền nhiễm ở cấp độ cộng đồng mà không có vắc xin. Gần đây nhất là kiểm soát dịch bệnh Covid 19. Nếu không có vắc xin, có lẽ đến bây giờ chúng ta vẫn còn giãn cách xã hội.

Các thử nghiệm về vắc xin HIV dù chưa mang lại kết quả, nhưng chúng lại là cơ sở cho việc phát triển các loại vắc xin khác. Buchbinder và Corey đều lưu ý rằng chúng ta không thể phát triển vắc xin COVID nhanh chóng như vậy nếu không nghiên cứu vắc xin HIV trong nhiều thập kỷ.

Tài liệu tham khảo:

HIV Vaccine Research Update with Dr. Dieffenbach from CROI 2023 | HIV.gov

Broadly-Neutralizing Antibodies (bNAbs) for the Treatment and Prevention of HIV Infection – PMC (nih.gov)