TẾ BÀO GỐC TRONG ĐIỀU TRỊ HIV

Tất cả các trường hợp chữa khỏi HIV từng được ghi nhận đều được điều trị bằng cách ghép tế bào gốc. Nhưng mọi người biết phương pháp đó cụ thể là gì không ? Vậy hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

 1. Vì sao tế bào gốc có thể chữa khỏi HIV ?

Hiện nay, khoa học không thể chữa khỏi hoàn toàn HIV bời vì 2 nguyên nhân. Thứ nhất là khả năng đột biết của chúng khiến hệ miễn dịch không theo kịp. Thứ 2 là các “ổ chứa virus” trong cơ thể, nơi mà thuốc và hệ miễn dịch không thể tiếp cận được. Vậy, phương pháp tế bào gốc sẽ ngăn chặn HIV theo cách nào ?

Trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết một chút về qua trình xâm nhập của HIV vào vật chủ. Qúa trình đó gồm 3 giai đoạn:

  • Phần vỏ virus HIV gp120 liên kết thụ thể CD4 của vật chủ
  • Liên kết chemokine của vật chủ HIV gp120
  • Sự dung hợp qua gp41 của HIV với màng bề mặt vật chủ

Chúng ta cần chú ý vào giai đoạn 2. Các chemokine liên kết với vỏ virus là CCR5 và CXCR4. Vậy, nếu không có sự liên kết với các chemokine này thì sự lây nhiễm sẽ không xảy ra.

Đó chính xác là những gì đạt được sau khi ghép tế bào gốc. Đột biến CCR5-delta32 sẽ vô hiệu hóa CCR5 của vật chủ, khiến virus không thể liên kết với thụ thể này. Tế bào gốc được dùng để chữa khỏi HIV chứa các đột biến này.

2. Một trường hợp cụ thể

Một người đàn ông hiện 53 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh bạch vào năm 2011. Điều này diễn ra ngay sau khi anh ấy bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng ARV. Vào ngày lễ tình nhân năm 2013, anh được ghép tế bào gốc từ một người hiến tặng không liên quan với hai bản sao của đột biến gen hiếm gặp có tên CCR5-delta32. Guido Kobbe, MD, thuộc Bệnh viện Đại học Düsseldorf, người thực hiện ca cấy ghép, cho biết rằng: “Ngay từ đầu, mục đích là điều trị cả bệnh bạch cầu và HIV”.

Để chuẩn bị cho việc cấy ghép, người đàn ông được hóa trị liệu điều hòa cường độ giảm để nhường chỗ cho các tế bào mới. Sau đó, anh trải qua căn bệnh mảnh ghép chống ký chủ (GVHD) nhẹ nhưng kéo dài. Trong đó các tế bào của người hiến tặng tấn công cơ thể người nhận.

Sau khi tải lượng ở mức dưới ngưỡng trong 5 năm, anh ta được tạm ngưng việc điều trị ARV vào tháng 11 năm 2018. Các xét nghiệm sau đó của anh ta bao gồm xét nghiệm máu, tế bào miễn dịch ngoại biên như ruột, hạch bạch huyết. Kết quả vẫn tìm thấy một vài dấu vết DNA HIV, nhưng không cho thấy sự nhân lên của virus. Ngoài ra, phản ứng miễn dịch yếu và sư suy giảm kháng thể đặc hiệu với virus cho thấy khả năng nhân bản yếu đi của virus.

Bệnh nhân trên được đặt biệt danh là Bệnh nhân Düsseldorf. Anh ta là người thứ 2 hoặc 3 trên thế giới chữa khỏi HIV. Một vài trường hợp là Timothy Brown hay còn gọi là Bệnh nhân Berlin, Adam Castillejoi biệt danh Bệnh nhân Luân Đôn … đều được điều trị bằng tế bào gốc.

3. Hạn chế của tế bào gốc

Thứ nhất, phương pháp này cực kỳ rủi ro. Sốc phản vệ, bệnh mảnh ghép chống ký chủ cấp tính có thể gây nguy hiểm chết người. Điều đó khiến phương pháp này chỉ áp dụng với người bị ung thư. Khi mà nó được xem là “con đường sống” duy nhất.

Thứ hai, tế bào gốc vẫn có thể không chữa khỏi HIV. Một người 67 tuổi có tải lượng HIV dưới ngưỡng trong 15 tháng sau khi cấy ghép đã cố gắng ngừng điều trị, nhưng HIV đã quay trở lại 8 tuần sau đó. Trường hợp này đã được CROI ghi nhận

Cuối cùng, nguồn tế bào gốc chứa đột biến CCR5-delta32 là hạn chế và quá trình cấp ghép phức tạp, tốn kém. Vì vậy phương pháp này không thể dành cho tất cả mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Human Immunodeficiency Virus Immune Cell Receptors, Coreceptors, and Cofactors: Implications for Prevention and Treatment – PMC (nih.gov)

German Man Free of HIV Nearly 10 Years After Stem Cell Transplant – POZ

The CCR5-Delta32 Genetic Polymorphism and HIV-1 Infection Susceptibility: a Meta-analysis – PMC (nih.gov)