LẬU LÂY TRUYỀN VÀ PHÒNG NGỪA

1. Lây truyền

 

Vi khuẩn Lậu cần ký sinh vào cơ thể vật chủ, nên chúng sẽ không tồn tại ngoài môi trường. Ví dù như khăn tắm, nhà vệ sinh. 2 phương pháp lây truyền lậu phổ biến nhất là quan hệ tình dục và lây truyền chu sinh ( từ mẹ sang con).

 

Lây nhiễm xảy ra khi vi khuẩn trong dịch cơ thể người bệnh tiếp xúc những vùng niêm mạc như niệu đạo, hầu họng, âm đạo và đôi khi là niêm mạc mắt. Dựa vào hành vi tình dục, lậu có thể lây qua :

  • Từ niệu đạo  đến âm đạo xảy ra với tỷ lệ khoảng 50 đến 70% mỗi lần giao hợp. Lây truyền vẫn có thể xảy ra ngay cả khi không xuất tinh nhưng với tỷ lệ thấp hơn.
  • Từ âm đạo đến niệu đạo có thể xảy ra với tỷ lệ lây truyền ước tính khoảng 20% mỗi lần giao hợp; tỷ lệ lây truyền tăng lên khoảng 60 đến 80% sau bốn lần giao hợp trở lên.
  • Từ bộ phận sinh dục đến hầu họng xảy ra qua tiếp xúc miệng-bộ phận sinh dục, phổ biến nhất là khi tiếp xúc dương vật bằng miệng (fellatio).
  • Từ hầu họng của đến niệu đạo có thể xảy ra khi quan hệ tình dục bằng miệng nhưng hiếm.
  • Lây truyền chu sinh nghĩa là vi khuẩn có thể lây truyền cho trẻ trong quá trình sinh. Nhiễm trùng xảy ra ở mắt  và hầu họng trẻ
  • Tỷ lệ lây truyền trong qua quan hệ hậu môn chưa được nghiên cứu, nhưng đây có vẻ là một cách lây truyền nguy cơ cao.

2. Phòng ngừa

 

Nguyên tắc phòng bệnh là không tiếp xúc với dịch cơ thể chưa vi khuẩn. Cụ thể là :

  • Sử dung bao cao su có thể phòng ngừa hoàn toàn bệnh lậu
  • Hạn chế số lượng bạn tình sẽ giúp bạn ít khả năng tiếp xúc với nguồn lây
  • Trẻ em sinh ra với người mẹ được chẩn đoán mắc bệnh lậu nên được điều trị dự phòng. Virus có thể lây cho trẻ khi đi qua ống sinh và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Sử dụng DoxyPEP sau khi quan hệ không an toàn có thể giảm 50% khả năng lây nhiễm lậu.