Lậu là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ( STI ) do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là bệnh STI được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở Anh, với khoảng 80.000 ca chẩn đoán mỗi năm. Các triệu chứng của lậu thường xuất hiện ở vùng sinh dục như hậu môn, âm đạo… Các triệu chứng hiếm hơn xuất hiện ở mắt, miệng, hoặc lậu lan tỏa toàn thân. Trong trường hợp không triệu chứng, lậu vẫn có thể lây truyền
1. Vì sao chúng ta cần vắc xin lậu
Mặc dù lậu có thể điều trị dễ dàng bằng ceftriaxone nhưng tình trạng kháng thuốc đã xãy ra. Tỷ lệ kháng thuốc xảy ra chủ yếu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Gánh nặng y tế tạo ra bởi lậu cũng không hề nhỏ. Chi phí khám và điều trị có thể trên đến hàng triệu hoặc hàng tỉ đô la mỗi năm.
DoxyPEP là phương pháp phòng chống các bệnh STI do vi khuẩn. Tuy nhiên phương pháp này lại có hiêu quả khá khiêm tốn với lậu. Cụ thể chỉ giảm 51% tỷ lệ mắc bệnh. Điều này thúc đẩy việc phát triển một chương trình vắc xin cho bệnh lậu. Tên của loại vắc xin đó là 4CMenB.
2. Vắc xin 4CMenB là gì ?
4CMenB là vắc xin ngừa viêm màng não B. Bệnh viêm màng não B gây ra bởi Neisseria meningitidis. Vi khuẩn gây ra bệnh lậu Neisseria gonorrhoeae. Thật trùng hợp là 2 vi khuẩn này đều cùng chi Neisseria. Neisseria meningitidis và Neisseria gonorrhoeae có quan hệ di truyền chặt chẽ khoảng 80 đến 90%. Điều này cho phép sự bảo vệ chéo từ vắc xin 4CMenB.
Vắc xin 4CMenB có cấu tạo gồm 4 phần: NHBA, NadA, fHbp, OMVs. Vắc xin này đang được sử dụng trong chương trình tiêm chủng định kỳ cho trẻ khi trẻ được 8 tuần, 16 tuần và một tuổi để phòng ngừa bệnh viêm màng não B.
Đối với phòng ngừa bệnh lậu, vắc xin 4CMenB được sử dụng 2 liều. Liều thứ 2 sẽ cách liều thứ nhất từ 30-180 ngày.
3. Hiệu quả của vắc xin 4CMenB
Trong một nghiên cứu từ New Zealand, vắc xin giúp giảm 34,9 % nguy cơ mắc bệnh lậu trong 36 tháng sau tiêm. Hiệu quả giảm xuống còn 23,2 % sau 36 tháng.
Một nghiên cứu khác diễn ra tại New York và Philadelphia cho thấy vắc xin giảm 40% nguy cơ mắc bệnh lậu đối khi tiêm 2 liều. Đối với tiêm 1 liệu, hiệu quả vắc xin là 26%.
Tại Úc, nghiên cứu GoGoVAX đang thử nghiệm 4CMenB trong phòng ngừa bệnh lậu ở nam giới đồng tính nam, lưỡng tính và người chuyển giới và sẽ báo cáo kết quả vào năm 2025. Một nghiên cứu khác về 4CMenB trong phòng ngừa bệnh lậu đang được tiến hành ở Hoa Kỳ, Thái Lan và Châu Phi. Nó có khả năng báo cáo kết quả vào năm 2026.
Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) tại Anh đã khuyến nghị tiêm vắc xin 4CMenB để phòng lậu. Mặc dù hiệu quả khá khiêm tốn, nhưng về mặt chi phi y tế, nó cũng mang lại tác động lớn. Việc cung cấp vắc xin ước tính sẽ ngăn ngừa tới 110.000 trường hợp mắc bệnh lậu và tiết kiệm 7,9 triệu bảng Anh trong 10 năm.
Tuy nhiên, chỉ có duy nhất vắc xin 4CMenB ( Bexsero ) được khuyến nghị để phòng bệnh lậu. Các loại vắc xin viêm màng não B khác như MenB-FHbp ( Trumenba ) không áp dụng khuyến nghị này.
TAÌ LIỆU THAM KHẢO:
UK vaccine body recommends meningitis B vaccine for gonorrhoea prevention | aidsmap