Đây là một phàn nàn rất phổ biến từ bệnh nhân của chúng tôi. Nếu ở một góc nhìn khắc quan, chúng ta có thể giải thích đơn giản rằng các triệu chứng đó là do các bệnh khác. Tuy nhiên câu trả lời này thường không giúp ích gì cho bệnh nhân, cái họ cần là một cái tên bệnh cụ thể. Những bệnh nhân này sau đó có thể tiếp tục xét nghiệm các bệnh đã âm tính, xét nghiệm máu tổng quát, … Nói chung là mọi loại xét nghiệm họ có thể kể tên được. Trường hợp may mắn thì họ có thể phát hiện ra một căn bệnh tiềm ẩn và điều trị . Nhưng trường hợp không may có lẽ xảy ra thường xuyên hơn là họ sẽ chẳng phát hiện được bệnh nào cả. Và họ không xét nghiệm nữa, họ bắt đầu tự điều trị mọi thứ kể cả bệnh mà họ đã xét nghiệm âm tính và tin vào việc họ mắc một căn bệnh không ai có thể tìm ra.
Nhưng, mặc dù đã khám rất nhiều bệnh nhưng có vẻ họ đã bỏ qua các bệnh về thần kinh. Đôi khi chúng tôi bảo bệnh nhân nên đi khám tâm thần, đây không phải là chửi, mà thật sự tôi biết họ sẽ tốt hơn khi điều trị với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Đa số mọi người đều nghĩ rằng các triệu chứng do rối loạn tâm thân gây ra cùng lắm chỉ gây đau đầu, buồn bã ,… Nhưng thực ra nó nghiêm trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều ! Và tên gọi của vấn đề mà các bạn đang gặp phải là RỐI LOẠN TRIỆU CHỨNG CƠ THỂ (SSD)
1. SSD là gì ?
SSD đã được biết đến từ thế kỷ 17. Sau này, nó được Stekl miêu tả là “Biểu hiện của đau khổ cảm xúc như các triệu chứng cơ thể”. Nó cũng được miêu tả tương tự trong trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ năm (DSM-5).
2. Nguyên nhân
Phát biểu một cách y khoa thì (SSD) phát sinh từ nhận thức cao về các cảm giác cơ thể khác nhau, được kết hợp với khuynh hướng diễn giải những cảm giác này là dấu hiệu của bệnh nội khoa.
Giờ chúng tôi sẽ liên kết nó với trường hợp bạn lo lắng về HIV. Bạn là người có nguy cơ HIV, sau đó bạn đã tìm hiểu trên mạng về các triệu chứng và bạn bắt đầu soi mói cơ thể mình. Điều đó có nghĩa là bạn bắt đầu “nhận thức cao” về mọi cảm giác mà cơ thể bạn gặp phải. Điều này sẽ khuếch đại các cảm giác lẽ ra là bình thường với cơ thể đến mức đủ làm bạn đau khổ. Nhưng bạn lúc này lại không thể nào giải thích được điều đó là do đâu và hiện tại bạn chỉ đang suy nghĩ về HIV. Từ đó, bạn cố gắng giải thích mọi vấn đề đều do HIV. Đều này càng được khích lệ khi bạn tiếp xúc với những người cũng đang mắc , lừa đảo, thiếu kiến thức… Và đây là giai đoạn 1. Một số người sẽ kết thúc những triệu chứng này sau khi có kết quả âm tính hoặc họ phải tập trung vào những việc khác. Nhưng một số khác lại không may mắn như thế!
Giai đoạn 2, sau khi bạn nhận kết quả xét nghiệm âm tính, thật đáng buồn là các triệu chứng của bạn vẫn dai dẳng. Bạn cố gắng xét nghiệm nhiều lần, tìm kiếm các thông tin về việc xét nghiệm âm tính giả để củng cố niềm tin của bản thân. Và bạn cứ làm thế. Một số người sau một thời gian sẽ nhận ra, một số khác thì cảm thấy các triệu chứng ngày càng trầm trọng kết hợp với tâm lý hận thù, uất ức, tăng nguy cơ làm hại bản thân hoặc người khác.
3. Chẩn đoán SSD
Không có phương pháp nào cụ thể để chẩn đoán tình trạng này, Một số bảng câu hỏi được bác sĩ tâm thân thiết kế để chẩn đoán, nhưng tiếc là những bệnh nhân này hiếm khi tìm đến họ.
Các ca SSD được ghi nhận thường miêu tả một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng không một xét nghiệm sinh hóa nào có thể lý giải. Việc tìm đến bác sĩ tâm thần thường được các bác sĩ lâm sàng đề xuất như một giải pháp cuối cùng. SSD kéo dài có thể khó điều trị, và niềm tin của người bệnh đối với bác sĩ cũng như sự tự tin của bác sĩ sẽ không còn.
4. Điều trị SSD
Một số loại thuốc trầm cảm có thể giúp ích. Tuy, điều quan trọng là người bệnh cần loại bỏ niềm tin của họ vào việc họ mắc một căn bệnh nào đó đã.
Trong bối cảnh VN, nơi mà các vấn đề về bệnh tâm thần thường được xem nhẹ và kỳ thị. Kết hợp với việc người dân thường tin vào việc họ sẽ tìm được một loại thuốc thần kỳ khiến việc chẩn đoán và điều trị SSD rất khó khăn, thật ra là không thể. Vì vậy, nếu bạn đọc bài viết này, hãy tự xem xét bản thân có đang suy nghĩ như một người bị SSD không, và tự khắc phục nhé!
Một số tài liệu liên quan:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK532253/
Hiểu và quản lý rối loạn somatoform: Làm cho ý nghĩa của vô nghĩa – PMC (nih.gov)