( QUICK ) THÔNG TIN NHANH VỀ BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ

Hiện nay, bênh đậu mùa khỉ đang là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo như những thông tin gần đây, các ca nhiễm mới thường là người nhiễm HIV. Vậy, có phải đây là một bệnh cơ hội của HIV ? Liệu người HIV có phải là đối tượng chính của bênh ? … Và nhiều câu hỏi khác. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

1. Tổng quan về bệnh đầu mùa khỉ

Bệnh đầu mùa khỉ là gây ra bởi virus MPOX. Trước đây, MPOX chủ yếu được tìm thấy ở Trung và Tây Phi. Nhưng sau đợt bùng phát 2022, virus bắt đầu được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giớí. Người nhiễm bệnh xuất hiện các nốt mụn nước và mụn mủ. Chúng thường gây đau đớn. Trong giai đoạn bùng phát, bệnh có thể đi kèm các triệu chứng giống cúm. Bao gồm sốt, sưng hạch, đau đầu, đau cơ…

2. Các giai đoạn của bệnh

Sau khi bạn bị nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện trong vòng 3 tuần đầu tiên. Các triệu chứng giống cúm sẽ xuất hiện trước. Sau đó 1 – 4 ngày, các nốt ban mụn mủ, mụn nước sẽ xuất hiện. Trong hầu hết trường hợp, bệnh thường sẽ tự khỏi trong vòng 2-4 tuần. Bệnh hầu như chỉ lây lan khi có triệu chứng, nên từ khi bạn có các triệu chứng cúm và đến khi các vết ban lành hẳn, bạn nên tự cách ly.

3. Lây truyền

Đối với lây nhiễm từ người sang người, bệnh thường lây lan khi quan hệ tình dục. Các tiếp xúc như ôm , hôn cũng có thể lây nhiễm. Sự lây truyền thông qua trung gian là các đồ vật cá nhân như khăn tắm, quần áo có thể mang lại nguy cơ nhưng rất thấp .Nếu bạn bị đậu mùa khỉ khi sinh con, bạn có thể lây nhiễm cho bé thông qua các tiếp xúc gần gũi trong và sau khi sinh. Đối với lây truyền từ động vật sang nguời thông qua các tiếp xúc gần gũi như ôm, vuốt ve. Nếu bạn bị bệnh, bạn cũng nên cách ly bản thân với vật nuôi để tránh khiến chúng trở thành trung gian truyền bệnh.

4. Mối quan hệ giữa người nhiễm HIV và đậu mùa khỉ

Hầu hết các ca nhiễm đậu mùa khỉ nhập viện đều đồng nhiễm HIV. Hiện này , không có nghiên cứu nào chứng minh người HIV sẽ có nguy cơ dễ bị bệnh đậu mùa khỉ hơn. Tuy nhiên có 1 giải thích đó là người HIV khi nhiễm bệnh thường có xu hướng nặng hơn, nên đa số các ca cần nhập viện thường là người HIV. Đối với người bình thường, bệnh thường nhẹ và tự khỏi nên không được ghi nhận. Người già và trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bệnh diễn biến nặng tương tự. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng hệ miễn dịch của người HIV yếu hơn người bình thường. Ngoài ra, hoạt động tình dục của hầu hết người HIV cũng phức tạp, và tình dục là con đương lây lan chính của bệnh đầu mùa khỉ. Nên cũng không phải vô căn cứ khi nói người HIV là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

5. Điều trị và phòng ngừa

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều tự khỏi sau vài tuần. Có thể điều trị bằng cách giảm bớt triệu chứng và để cơ thể tự phục hồi. Tuy nhiên, đối với một số người, bệnh có thể trở nặng và nguy hiểm đêm tính mạng. Trong trường hợp này, Tecovirimat có thể được sử dụng. Đây là một loại thuốc kháng virus giúp giảm tải lượng virus trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc vẫn đang trong chương trình thử nghiệm STOMP và chưa được FDA cấp phép. Nếu bạn đươc kê Tecovirimat, bạn cần ký vào một mẫu đơn cho biết rằng đây chỉ là loại thuốc nghiên cứu và chưa được cấp phép. Điều trị bằng Tecovirimat hiện tại là miễn phí. Hiện tại, việc điều trị vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn chưa có phác đồ điều trị chính thức. Cho nên, phòng bệnh là điều nên ưu tiên thực hiện. Vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ đã có. JYNNEOS là tên thương mại của loại vaccine này. Vaccine sẽ được tiêm 2 lần. Lần thứ 2 sẽ thực hiện sau lần tiêm thứ nhất 4 tuần. Nếu bạn là người đồng tính nam hay người HIV, bạn nên ưu tiên tiêm chủng. Bệnh có thể lây lan bất kể bạn có quan hệ tình dục an toàn hay không, nên vaccine là phương pháp phòng bệnh tốt nhất hiện tại.